Nguồn gốc thiên văn vật lý GW151226

Phân tích dữ liệu cho thấy tín hiệu phát ra từ hệ hai lỗ đen có khối lượng lần lượt &0000000000000014.20000014.2+8.3
−3.7 và &0000000000000007.5000007.5+2.3
−2.3 lần khối lượng Mặt Trời, với khoảng cách &0000000000000440.000000440+180
−190 megaparsec (1,4 tỷ năm ánh sáng) từ Trái Đất. Hố đen hình thành sau va chạm có khối lượng &0000000000000020.80000020.8+6.1
−1.7 khối lượng Mặt Trời, với khoảng một lần khối lượng Mặt Trời tỏa ra bên ngoài dưới dạng năng lượng của sóng hấp dẫn.[1][3] Trong cả hai sự kiện quan sát trực tiếp sóng hấp dẫn, theo phân tích thì khối lượng tương đương mang đi bởi sóng hấp dẫn xấp xỉ 4,6% tổng khối lượng của hệ ban đầu.

Trong lần đo tín hiệu sóng hấp dẫn thứ hai này, nhóm Hợp tác Khoa học LIGO và Virgo cũng xác định được ít nhất một lỗ đen tham gia là tự quay quanh trục với tốc độ bằng 20% tốc độ quay lớn nhất theo tính toán bằng thuyết tương đối tổng quát.[1][4] Hố đen cuối sau va chạm có tốc độ tự quay bằng &0000000000000000.7400000.74+0.06
−0.06 tốc độ quay lớn nhất của nó.[1] Các hố đen lần này có khối lượng nhỏ hơn so với sự kiện đầu tiên, cho phép LIGO đo được tín hiệu dài hơn và thu được tín hiệu sóng hấp dẫn trong giai đoạn cuối cùng trước khi sáp nhập của hai hố đen ở 55 chu kỳ (bằng 27 vòng quỹ đạo của cặp hố đen) trong 1 giây, với tần số tăng dần từ 35 đến 450 Hz, so với chỉ 10 chu kỳ trong 0,2 giây ở sự kiện đầu tiên.[1][5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: GW151226 http://www.nature.com/news/ligo-detects-whispers-o... http://physicsworld.com/cws/article/news/2016/jun/... http://news.mit.edu/2016/second-time-ligo-detects-... http://link.aps.org/doi/10.1103/PhysRevLett.116.24... http://physics.aps.org/articles/v9/68 //dx.doi.org/10.1038%2Fnature.2016.20093 //dx.doi.org/10.1103%2FPhysRevLett.116.241103 //dx.doi.org/10.1126%2Fscience.aaf5784 http://www.sciencemag.org/news/2016/06/ligo-detect... https://www.mpg.de/10600416/more-gravitational-wav...